Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc từ thắt lưng xuống hông, mông, xuống mặt sau cẳng chân, dừng lại các ngón chân. Đây là dây thần kinh lớn, có độ dài lớn nhất trên cơ thể. Mỗi người đều có 2 dây thần kinh tọa nằm ở 2 bên. Tuy nhiên, đây cũng là dây thần kinh dễ bị tổn thương và nếu bị tổn thương có thể làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cùng 1 lúc.
Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận rõ nét những cơn đau dây thần kinh tọa đi dọc khắp cơ thể từ lưng xuống ngón chân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác nữa như: đau khi làm việc nặng, lao động nặng; cơn đau có thể lan sang mặt sau đùi, cẳng chân và chạy xuống mắt cá chân, gót chân; cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau kéo dài, gây khó chịu ở tất cả những vị trí có dây thần kinh chạy qua; tê bì chân tay hoặc yếu cơ chân, bàn chân; không thể đi bằng gót.
Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường có 2 nhóm nguyên nhân chính gồm:
- Đau thần kinh tọa không do bệnh lý: chấn thương, tai nạn trong quá trình sinh hoạt, làm việc. Những cơn đau này thường sẽ chỉ xảy ra chủ yếu ở những người bị gãy xương chậu hoặc gãy xương cột sống.
- Đau thần kinh tọa do bệnh lý gồm các bệnh về xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng đốt sống…
Đau dây thần kinh toạ dai dẳng, lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt hoặc nghỉ ngơi. Khi cảm nhận được những cơn đau tại nhiều điểm trên dây thần kinh này cùng 1 lúc thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thực hiện một số bài tập chữa đau dây thần kinh tọa. Các bài tập chủ yếu giúp giãn cơ, giảm đau.
Bài tập hỗ trợ giảm đau thần kinh toạ
Bài tập giãn cơ 1:
Nằm thẳng, gập gối, 2 chân để trên sàn. Từ từ nâng chân trái lên cao rồi đặt chéo lên chân bên phải, chân dừng ở đầu gối.
Tiếp theo, tiến hành nhấc chân trái về gần sát ngực, chân phải giữ nguyên, giãn cơ mông. Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây rồi đưa chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác với bên chân còn lại.
Bài tập giãn cơ 2:
Nằm thẳng người, hai chân duỗi thẳng.
Hơi gập gối 1 bên chân lại, dùng tay đối diện nâng đầu gối lên, kéo dần về phía thân người. Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây. Lặp lại động tác ở bên còn lại.
Bài tập giãn cơ 3:
Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng. Gập chân trái lại rồi đưa về phía thân người, gót chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, người gập về phía chân.
Giữ nguyên tư thế từ 15 tới 30 giây, sau đó lặp lại động tác 15-20 lần.
Bài tập giãn cơ 4:
Ngồi quỳ xuống, 2 tay duỗi chống xuống thảm. Nâng người lên rồi đưa chân về phía trước người, chân còn lại duỗi ra đằng sau, đầu gối và mũi bàn chân chống xuống sàn.
Tiếp đến, gập người về phía trước sao cho cơ thể gần sát với chân. Hít thở đều, khi thở ra thì chống 2 tay xuống sàn rồi thu chân về vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác.
Lưu ý, tùy vào khả năng của mình để chọn bài tập phù hợp; nên tập thường xuyên mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị thêm những máy tập phục hồi chức năng để quá trình tập luyện điều trị đau thần kinh toạ trở nên nhanh chóng và đạt hiệu quả.